Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

Vietjet soán ngôi Vietnam Airline: Nhà nước 60 năm không bằng tư nhân 6 năm

Chỉ chưa đầy 6 năm hoạt động kể từ tháng 12/2011, VietJet Air đã ghi nhận thời điểm soán ngôi “người anh cả” 60 tuổi Vietnam Airlines để trở thành hãng hàng không lớn nhất Việt Nam xét về giá trị doanh nghiệp.
Bất ngờ cuộc đua tỷ đô trên bầu trời Việt
Vài năm trước đây, khi nhắc đến các hãng hàng không tại Việt Nam, người ta thường chỉ nhớ đến Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) – hãng hàng không quốc gia Việt Nam do vị thế có thể nói là độc quyền trong ngành.
Nhưng đến nay, cái tên Vietjet Air – hãng hàng không tư nhân trong phân khúc giá rẻ dường như đã trở nên nổi bật hơn. Vào ngày 24/12/2011, chuyến bay thương mại đầu tiên của công ty Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) đã cất cánh từ TP.HCM đi Hà Nội thành công với cái tên Vietjet Air thay vì tên Vietjet AirAsia như đồn đoán trước đó bởi sự góp mặt của Air Asia trong vai trò cổ đông. Đồng thời, tại thời điểm đó, Vietjet Air cho biết, Air Asia – hãng hàng không giá rẻ quốc tế đã rút vốn khỏi Vietjet Air.
Và dĩ nhiên, Vietjet Air không tránh khỏi sự hoài nghi về khả năng tồn tại của hãng khi mà các hãng hàng không tư nhân khác như Indochina Airlines, Air Mekong… nhanh chóng đóng cửa sau một thời gian bay.
Tuy nhiên, sau gần 6 năm cất cánh, sự tăng trưởng của Vietjet Air đã tạo nên một cuộc đua tỷ đô khốc liệt trên bầu trời Việt với “người anh cả” Vietnam Airlines. Vietnam Airlines – hãng hàng không quốc gia sử dụng vốn nhà nước, có mặt trên thị trường hơn 60 năm kể từ năm 1956.
Sự tăng trưởng của Vietjet Air đã tạo nên một cuộc đua tỷ đô khốc liệt trên bầu trời Việt với “người anh cả” Vietnam Airlines.
Và sự “soán ngôi” lịch sử đã diễn ra trên thị trường chứng khoán vào phiên giao dịch ngày 6/3/2017 khi giá trị vốn hóa của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet) đã chính thức vượt giá trị vốn hóa của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 6/3, thị giá cổ phiếu VJC của Vietjet ở mức 137.400 đồng/cổ phiếu, tăng 4,01 % so với thời điểm một ngày trước đó, đưa giá trị vốn hóa của hãng hàng không tư nhân duy nhất của Việt Nam lên con số 41.220 tỷ đồng.
Trong khi đó, thị giá cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đạt 32.400 đồng/cổ phiếu, giảm 4,99%, khiến giá trị vốn hóa của Vietnam Airlines chỉ còn 39.772 tỷ đồng. Như vậy, giá trị vốn hóa của Vietjet tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 6/3 đã vượt Vietnam Airlines 1.448 tỷ đồng.
Hơn 1,227 tỷ cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines được niêm yết trên sàn UPCoM vào ngày 3/1/2017 với giá tham chiếu 28.000 đồng/cổ phiếu.


Trong khi đó, Vietjet Air mới chỉ niêm yết cổ phiếu VJC của mình trên sàn HoSE từ ngày 28/2/2017, với khối lượng 300 triệu cổ phiếu, giá tham chiếu là 90.000 đồng/cổ phiếu.
Ở thời điểm hiện tại, trên sàn chứng khoán, thị giá cổ phiếu của Vietjet Air đang cao gấp khoảng 4 lần giá trị cổ phiếu của Vietnam Airlines.
Như vậy, chỉ chưa đầy 6 năm hoạt động kể từ tháng 12/2011, VietJet Air đã ghi nhận thời điểm soán ngôi “người anh cả” Vietnam Airlines để trở thành hãng hàng không lớn nhất Việt Nam xét về giá trị doanh nghiệp.
Khi “bikini lấn lướt áo dài truyền thống”
Hiện nhóm các cổ đông lớn đang nắm giữ đến 47,33% cổ phần Vietjet Air bao gồm: Sunny Hướng Dương (23,24%); bà Nguyễn Thị Phương Thảo (9,24%); GIC (5,48%); Sovico (4,90%); và HD Bank (4,47%).
Đối với Vietnam Airlines, nhà nước nắm giữ 86,16% vốn, tương đương hơn 1.000 triệu cổ phiếu. Tập đoàn hàng không Nhật Bản ANA Holdings Inc nắm giữ 8,77% vốn điều lệ, Techcombank nắm giữ 2,08% và Vietcombank sở hữu 1,83%. Ngoài ra, các cổ đông khác nắm giữ 13,4 triệu cổ phiếu, tương đương 1,09% vốn điều lệ.
Báo cáo tài chính năm 2016 của  cho thấy, doanh thu thuần đạt 27.532 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế 2.187 tỷ đồng, tăng 86,5%.
Hình ảnh những tiếp viên hàng không mặc bikini đã khiến Vietjet tạo dựng được một thương hiệu riêng…
Báo cáo sơ bộ về kết quả kinh doanh năm 2016, Vietnam Airlines cho biết tổng doanh thu hợp nhất tính đến 31/12/2016 đạt 76.060 tỷ đồng, tăng hơn 10% và lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt gần 2.483 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ và vượt 7% kế hoạch năm.
Trong đó, công ty mẹ Vietnam Airlines ước đạt gần 59.100 tỷ đồng tổng doanh thu và gần 1.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 5,6 lần so với năm 2015, nộp ngân sách nhà nước gần 4.900 tỷ đồng, tăng gần 11% so với cùng kỳ. Năm 2016, HVN lên kế hoạch không chia cổ tức.
Tuy nhiên, khoản lợi nhuận kỷ lục này lại chỉ đến từ ba quý đầu năm. Trong quý IV, doanh thu đạt 22.417 tỷ đồng, tương đương 42% doanh thu ba quý đầu năm nhưng khá bất ngờ khi Vietnam Airlines phải báo lỗ tới hơn 400 tỷ đồng. Trong bối cảnh tỷ giá, chi phí nguyên nhiên liệu không quá đột biến, điều gì khiến hãng hàng không lớn nhất này thua lỗ trong quý IV/2016 đặt ra câu hỏi lớn.
Cuộc đua thị phần bay nội địa giữa hai hãng hàng không cũng đang chứng kiến cú bứt phá của Vietjet khi vươn lên bám sát Vietnam Airlines.
Thời điểm năm 2012, thị phần Vietjet chỉ ở đạt 8%, Vietnam Airlines lên tới 70%. Liên tục các năm sau đó, Vietjet Air đã đều đặn tăng trưởng, thị phần đạt 37,1% vào năm 2015 trong khi Vietnam Airlines giảm xuống chỉ còn dưới 47%. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2012 – 2015 của Vietjet lên tới 151%/năm.
Đặc biệt, theo báo cáo của Vietjet Air, tính đến cuối năm 2016, thị phần 2 hãng hàng không đã gần như ngang nhau, Vietnam Airlines 42% và Vietjet là 41%. Năm 2017, hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air được dự báo có thể sẽ vượt Vietnam Airlines về thị phần bay nội địa.
Câu chuyện giữa Vietnam Airlines và VietJet Air trong ngành hàng không chỉ là một ví dụ nhỏ cho cuộc cạnh tranh lớn đang diễn ra trong nền kinh tế, nơi mà các doanh nghiệp nhà nước đang đánh mất nhiều lợi thế trước các đối thủ tư nhân. Bằng thương hiệu, chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp không có vốn nhà nước đã gây dựng được vị thế dẫn đầu trong ngành bất động sản, thép, bán lẻ… và có thể cạnh tranh sòng phẳng với các “ông lớn” nhà nước.
Theo các chuyên gia kinh tế, sự trỗi dậy của khối doanh nghiệp tư nhân đã đặt các doanh nghiệp nhà nước vào trong cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn, đòi hỏi phải tái cơ cấu để minh bạch hơn, quản trị tốt hơn và kinh doanh hiệu quả hơn.
Sân chơi dành cho khu vực kinh tế tư nhân sẽ ngày càng rộng mở hơn cùng với chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng bản thân khối tư nhân cũng có những lợi thế mà doanh nghiệp nhà nước không thể có, và có thể khiến cuộc chơi, trong nhiều trường hợp, khó sòng phẳng, công bằng.
PV/(Dân Việt)
---------------

10 nhận xét:

  1. " Người anh cả 60 tuổi Vietnam airline.."
    Chui ở cái khe nào ra mà được tới 60 tuổi thế ? xạo không ai bằng.
    -Sau khi thu dọn hết các chiến lợi phẩm ở miền nam năm 1975, gần cuối năm đó, miền bắc mới chính thức mở ra công ty hàng không dân dụng đầu tiên, bằng cách xử dụng các cơ sở và máy bay của hảng "Hàng không Việt Nam" (hay còn gọi là Air Vietnam) của miền nam để lại, cùng lúc với khánh thành đài truyền hình Hà Nội mà máy móc là chiến lợi phẩm tháo ráp từ các đài truyền hình ở miền nam đem ra. Nên biết rằng trước năm 75, hầu hết các thành phố và tỉnh lớn ở miền nam đều có đài truyền hình hoặc tiếp vận truyền hình từ trung ương cả.

    Trả lờiXóa
  2. Hãng việt jét nên đổi tên thành đì lây airline mới chuẩn...

    Trả lờiXóa
  3. Nếu cạnh tranh lành mạnh,tự tìm nguồn vốn,bình đẳng trước pháp luật,không được mượn tay "còn đảng còn mình",mượn tay "nền báo chí cách mạng VN",mượn tay "đất đai là sở hữu của toàn dân",thì nếu cạnh tranh với doanh nghiệp tư nhân,doanh nghiệp "định hướng xhcn" chỉ tồn tại trong vòng...3 nốt nhạc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. doanh nghiệp nhà nước cũng có nỗi khổ của họ, họ không được quyền tự quyết, họ phải nuôi bộ máy đảng trong doang nghiệp cồng kềnh dốt nát và chỉ biết đem macle ra nói chuyện với thế giới , trong khi đảng uỷ trong công ty thì quyền lực to hơn CEO, nên chuyện chôn vùi cũng dễ hiểu

      Xóa
  4. Chúc mừng thành công vang dội của Vietjet /Sẽ có một ngày Vietjet làm chủ hoàn toàn bầu trời hàng không dân dụng VN .Khi Việt nam Airline đi tong cùng đảng csvn và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN .Ngày đó đang đến gần .

    Trả lờiXóa
  5. Lệ Thuỷ 13:23 2 tháng 5, 2017. Bạn nói quá hay, quá chính xác. quá chuẩn, quá...tôi không còn từ nào nữa. Cảm ơn bạn!

    Trả lờiXóa
  6. Đúng cha chung không kẻ khóc,nhớ hồi còn câu HỢP TÁC LÀ NHÀ,XÃ VIÊN LÀ CHỦ TẤT CẢ TA LÀ CỦA CHUNG. Ai đã từng sống trong giai đoạn ấy thì ôi...không bao giờ nguôi căm thù lũ khốn nạn đưa toàn bộ dân vào cảnh đói..đói đến mờ mắt ,đói quay đói quắt nhiều nơi không thể kiếm được cái gì bỏ vào mồm,bây giờ nghĩ lại còn sợ toát mồ hôi.May nhờ có cuộc CM về nông nghiệp và đổi mới cách làm.NGƯỜI ĐỌC.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời Nguyễn văn Linh,không đổi mới là chết nên nghe đổi mới nhưng thực chất là quay lại cái cũ ngày xưa MNVN đã thực thi và tạo nên cơm no áo ấm phồn thịnh cho người dân.
      Để rồi nay khá khá 1 chút ổng bảo là thiên tài của đảng nhờ đổi mới và định hướng XHCN. Dân mà không nhờ những thiên tài này thì đã xuống hố từ năm 86 rồi phải không những con heo dlv.

      Xóa
  7. Chỉ cần nhìn và so sánh cách làm ăn của Vietnam Airlines với Vietjet đã đủ thấy cái mô hình kinh tế XHCN (xuống hố cả nút, xã hội chó ngáp) là cần phải vứt ngay đi để đất nước tiến lên.
    Chỉ có mấy ông cầm đầu đảng là cần cái "định hướng xhcn" ấy để dựa vào đó mà các bố lãnh đạo đảng vơ vét tài sản tiền bạc quốc gia, dù có lỗ vẫn duy trì để mà có chỗ bơm tiền ngân sách vào và móc tiền ra đút túi riêng.

    Trả lờiXóa
  8. Cái mô hình "XHCN" là kiểu làm ăn "CHA CHUNG KHÔNG AI KHÓC";"LẮM SÃI KHÔNG AI ĐÓNG CỬA CHÙA" và "CHẲNG MẤT GÌ CỦA AI";"mỗi người làm việc bằng hai, để cho cán bộ mua đài mua xe, mỗi người làm việc bằng ba, để cho lãnh đạo xây nhà xây sân"... và những người lãnh đạo cái doanh nghiệp nhà nước ấy là những kẻ "QUAN TO ĂN TO, QUAN NHỎ ĂN NHỎ, TRẺ MỎ ĂN ĐÒNG ĐÒNG" thì là một lũ thi nhau tham ô tham nhũng mà "LÀM SAO CŨNG CHẲNG VIỆC CHI, NẾU CÓ VIỆC GÌ CŨNG CHẲNG LÀM SAO; LÀM CHI CŨNG CHẲNG LÀM SAO, NẾU CÓ THẾ NÀO CŨNG CHẲNG VIỆC CHI" cho nên cứ "phê phán nghiêm khắc" là xong chẳng thằng lãnh đạo nào rụng chiếc lông chân nào, cùng lắm là cách chức cái thằng đã nghỉ hưu là xong chuyện.
    Cái kiểu làm ăn ấy không phải là kiểu lừa đảo cướp giật lưu manh thì là gì hả nguyễn phú lợn trọng?

    Trả lờiXóa