Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Ông Thăng 'sắp "chuyển sinh hoạt" về Thanh Hóa' ?

Ông Đinh La Thăng, người vừa bị cách chức ủy viên Bộ Chính trị cùng chiếc ghế bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh tại Hội nghị Trung ương 5, sắp được điều chuyển​ sinh hoạt từ đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh về đoàn Thanh Hoá, theo truyền thông Việt Nam.
Hôm 12/5/2017, báo điện tử VnExpress cho hay theo nguyện vọng của ông Đinh La Thăng, sắp tới Thường vụ Quốc hội Việt Nam sẽ 'làm thủ tục' để ông chuyển​ từ đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM về sinh hoạt tại đoàn Thanh Hoá.
"Ngày 11/5, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng ký công văn gửi Đảng đoàn Quốc hội và trưởng Ban công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội), để trả lời văn bản ngày 10/5 của Đảng đoàn Quốc hội. Theo đó, các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này có sự đồng thuận tuyệt đối việc ông Đinh La Thăng chuyển sinh hoạt về Đoàn," VnExpress viết
"Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 (2011-2016), ông Đinh La Thăng ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Thanh Hóa và trúng cử với tỉ lệ phiếu bầu rất cao, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ĐBQH, được cử tri tỉnh Thanh Hóa ghi nhận và đánh giá cao."
Vẫn theo nguồn này, trước đó ngày 10/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã "nhận được văn bản của Đảng đoàn Quốc hội thông báo đề nghị Đoàn cho ý kiến về việc ông Đinh La Thăng có nguyện vọng chuyển sinh hoạt từ đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM về đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa."

'Cử tri không bầu'

Phản ứng về thông tin trên, hôm thứ Sáu, blogger Huy Đức trên trang FB cá nhân Trương Huy San, đưa ra bình luận trên mục tình trạng có tựa đề "Viện của dân, viện của đảng", ông viết:
"Cử tri Thanh Hóa không bầu ông Đinh La Thăng và nay thì ông trở thành "đại biểu" của họ bằng một quyết định điều chuyển. Từ việc chỉ đạo UBTV Quốc hội làm thủ tục kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng đến việc chỉ đạo miễn nhiệm ông Võ Kim Cự cho thấy Ban bí thư đang công khai thể hiện vai trò "Đảng cầm quyền"
"Nên trắng phớ ra như thế, dân cũng cần được biết thực chất quyền lực đến từ đâu."
"Nhưng như thế thì các cuộc bầu cử hóa ra lại tốn kém không cần thiết. Cho dù Đảng Cộng sản vẫn đang là đảng cầm quyền ở VN thì cũng nên cầm quyền thông qua nhà nước. Và, nếu Đảng nhận thức rằng quyền lực của mình sẽ bớt tha hóa nếu dân có tiếng nói thì nên cấu trúc "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất" thành hai viện: một viện của dân và một viện của Đảng."
So sánh với hệ thống chính trị ở Anh quốc, blogger Huy Đức viết tiếp:
"Viện của Đảng có thể cơ cấu như Viện Nguyên lão (Anh) hoạt động như thượng viện gồm (đương nhiên) các vị đã được đại hội đảng bầu vào Trung ương. Viện của dân gồm những người tranh cử từ dân thực sự. Họ xuất phát từ lá phiếu của dân, sống gần dân, chẳng có ban bí thư nào điều chuyển."
"Võ Kim Cự cũng chính đảng đưa vào Quốc Hội; Trịnh Xuân Thanh cũng đảng đưa vào Quốc Hội. Dân đã mất một buổi cày đi bỏ phiếu rồi bây giờ ngơ ngác nhìn đảng đưa họ ra."
"Có minh bạch nguồn gốc của quyền lực thì mới minh bạch trách nhiệm. Dân chúng chỉ hợp thức hóa một danh sách đảng cử mà bị buộc phải chịu trách nhiệm như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từng tuyên bố thì tội cho dân lắm."
Tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ tuần này, một số khách mời cũng đưa ra bình luận về việc Đảng xử lý kỷ luật với ông Đinh La Thăng, trong đó khách mời, Luật sư Trần Quốc Thuận từ Sài Gòn nêu quan điểm cho rằng những người bổ nhiệm ông Đinh La Thăng về Sài Gòn mà sau đó phát hiện ông có những 'vi phạm nghiêm trọng' với mức độ như đã công bố cũng phải chịu trách nhiệm.
Cựu Phó Chủ tịch Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam cũng đặt dấu hỏi vì sao Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân lại trao quyết định thuyên chuyển công tác cho ông Đinh La Thăng về Ban Kinh tế Trung ương Đảng, nơi mà sau khi bị cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, ông Thăng được đưa về làm một trong các Phó trưởng ban.
Luật sư Thuận cũng cho rằng việc xử lý kỷ luật vừa rồi của lãnh đạo Đảng và Hội nghị Trung ương đối với ông Đinh La Thăng gây ra sự 'ngạc nhiên', và theo ông, có thể gây ra cảm giác là Đảng bộ và nhân dân TP. Hồ Chí Minh bị coi thường.
"Những sai phạm của ông Đinh La Thăng xảy ra từ 2009 đến 2011. Tại sao có sai phạm như vậy mà ông vẫn vào Trung ương X, rồi Trung ương XI, làm bộ trưởng, rồi vào Trung ương XII, vào Bộ Chính trị," luật sư Thuận nói.
"Ở thành phố này, nhiều đảng viên lớn tuổi tỏ ra không đồng tình. Họ thấy buồn và xấu hổ bởi tại sao lại điều một người nhiều khuyết điểm thế về làm người đứng đầu thành phố. Có người nói làm như thế là làm nhục đảng bộ thành phố và nhân dân thành phố hay sao?"
(BBC)
------------

5 nhận xét:

  1. Dân không bầu mà có quyền lực thì người có quyền lực đó là ăn cắp quyền lực của dân.
    Trong số đó, có tổng bí thư đảng csVN là kẻ ăn cắp quyền lực lớn nhất VN.

    Trả lờiXóa
  2. Thăng làm phiền quê ta rồi!

    Trả lờiXóa
  3. Dân lương Thiệnlúc 12:39 17 tháng 5, 2017

    ĐCS có điều ông Thăng đi bất cứ đâu, nhưng đi về Thanh Hóa làm đại biểu quốc hội thì không vì dân Thanh hóa đã bầu ông đâu?
    Giở hơi

    Trả lờiXóa
  4. Thanh hoa la noi chua do bi ky luat

    Trả lờiXóa
  5. Đảng tùy tiện trongthuyển chuyển cán bộ như vụ Thăng, che dấu tội lỗi để đưa về Sài gòn, rôi lại công bố tội lỗi đễ đưa khỏi sài gòn là việc (tùy tiện) của đảng. Còn không thể tuyên chuyển nghị sĩ quốc hội như thuyên chuyển viên chức.Ông Thăng muốn về Thanh phải ứng cử lại ở Thanh. NHưng bây giờ liệu ai ở Thanh hóa còn tín nhiệm ông nữa.?! Quốc Hội không nên là hề!

    Trả lờiXóa