Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Bệnh của các “con bệnh” ngàn tỉ

Bệnh của các “con bệnh” ngàn tỉ

Đây là quyết định cần thiết, vì càng để kéo dài, thiệt hại sẽ càng lớn. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng cũng cần phải  làm rõ để tránh lặp lại những sai lầm ở những dự án khác là chỉ ra nguyên nhân khiến các dự án lớn này thất bại.
Không khó để nhận diện những căn bệnh “chết người” mà các dự án đã mắc phải và đáng lo ngại hơn là những mầm bệnh đó cũng đang tồn tại ở nhiều dự án đầu tư khác, cũng bằng tiền nhà nước.
Vấn đề trước tiên phải kể đến vấn nạn đội vốn đầu tư và chậm tiến độ, mà tiêu biểu là ở các dự án gang thép Thái Nguyên mở rộng giai đoạn 2, nhà máy bột giấy Phương Nam, đạm Ninh Bình... Việc thực hiện bị kéo dài, vốn đầu tư bị đội lên rất lớn không chỉ làm mất đi cơ hội kinh doanh mà còn làm cho các tính toán về hiệu quả tại thời điểm quyết định đầu tư trở thành ảo.
Có thể nói, đây là những dự án đã được dự báo thất bại ngay tại thời điểm quyết định đầu tư, do các yếu tố bất lợi về thị trường và khả năng cạnh tranh, mà có lẽ chỉ những “ông chủ” nhà nước mới dám mạo hiểm. Ngay với hai dự án sản xuất DAP của tập đoàn Hóa chất, ngay từ đầu cũng đã có không ít ý kiến không thuận do chất lượng nguồn nguyên liệu apatit trong nước không thích hợp để sản xuất ra loại DAP có chất lượng tốt.Vấn đề tiếp theo là dường như các chủ đầu tư vô tình hay cố ý đã bỏ ngoài tai cảnh báo rủi ro của chuyên gia về thị trường, chất lượng, năng lực điều hành. Đó là sai lầm của nhà máy đóng tàu Dung Quất hay nói rộng ra là của ngành đóng tàu nói chung, của đạm Ninh Bình, dự án mở rộng đạm Hà Bắc, bột giấy Phương Nam...
Bên cạnh đó, cũng phải nói đến sự kém cỏi về công tác dự báo thị trường. Ở thời điểm hình thành các dự án đạm Ninh Bình, Hà Bắc và xơ sợi Đình Vũ, mặt bằng giá phân đạm, giá xơ, sợi của thế giới khá cao, nhưng khi các nhà máy bắt đầu hoạt động thì giá cả lao dốc, xuống thấp hơn cả giá thành sản xuất. Nhưng điều đáng nói là ngay tại đỉnh điểm cũng có không ít thông tin dự báo xấu về giá cả do nguồn cung trên thị trường thế giới lúc ấy đang tăng quá nhanh.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến những rủi ro do thay đổi chính sách. Nếu xăng E5 được sử dụng bắt buộc tại 7 tỉnh, thành phố đầu tiên vào đầu tháng 12-2014 và áp dụng trong cả nước một năm sau đó theo đúng lộ trình sử dụng nhiên liệu sinh học đã được ban hành vào năm 2012, thì tình thế của dự án ethanol Dung Quất và hai dự án ethanol khác của tập đoàn Dầu khí có thể đã khác.
Tóm lại, thất bại của 12 dự án ngàn tỉ và có thể là nhiều dự án sử dụng tiền nhà nước khác là do đại diện chủ đầu tư của nhà nước tỏ ra quá dễ dãi và thiếu sự thận trọng cần thiết khi ra quyết định đầu tư. Điều này sẽ khó xảy ra với các ông chủ tư nhân khi mà đồng tiền gắn liền với khúc ruột của họ. Ở đây chúng ta không loại trừ khả năng có những dự án được quyết định không hoàn toàn dựa trên yếu tố hiệu quả, mà vì một lý do khác. Nếu việc này xảy ra thì mọi con số tính toán về hiệu quả để xin phê duyệt dự án chỉ mang tính hình thức và thất bại sẽ là kết cục có thể nhìn thấy trước.
(Theo TBKTSG)
------------

10 nhận xét:

  1. Đó là bệnh đặc trưng của CNXH, CNCS - đem tài sản công giao cho 1 thằng cs khố rách áo ôm, đội trên đạp dưới!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi, thời nay không còn "thằng cs khố rách áo ôm" nào cả.
      Cướp đươc tài sản của nhân dân, chỉ lo ăn cắp làm giàu, chứ chẳng ai lo cho nhân dân, đất nước. "Đúng quy trình" của các "chủ trương Lớn"!

      Xóa
  2. Phải truy tìm nguyên nhân thật sự của những dự án thua lỗ-thất thoát hàng chục,hàng trăm ngàn tỷ này .Phải chăng chúng vẽ ra dự án để tham ô -tham nhũng -chia chác-ăn cướp tài sản của nhân dân ? Phải có chế tài mạnh với bọn tham nhũng ,tham ô ; làm thất thoát,tham nhũng 100 tỷ đồng -bán /1000 tỷ tru di tam tộc /.Nhưng muốn làm được như vậy -Phải triet tiểu quyền lãnh đạo của đảng CSVN .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. No dã ăn chia tập thể rồi. Truy làm sao được cá nhân nào mà chịu trách nhiệm.

      Xóa
    2. Nếu Doanh nghiệp nhà nước đầu tư dự án trên 10 triệu USD là phải được sự đồng ý của Thủ Tướng. Những dự án ngàn tỷ, chục ngàn tỷ phải được sự đồng ý của Quốc hội, của Bộ chính trị. Không thể chỉ mình bộ Công thương chịu trách nhiệm được. Cần nhìn lại từ sau Đại hội IX, TBT khi đó là ông Nông Đức mạnh đã lớn tiếng tuyên bố đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước Công nghiệp. Thì ra ông được Trung Quốc tư vấn đầu tư cho công nghiệp thép, Boxit, hóa chất... bằng vốn vay và công nghệ Trung quốc. Giờ thì ông về hưu. Đất nước chưa thấy công nghiệp hóa đâu, chỉ thấy nợ công tăng kịch trần.

      Xóa
  3. Bác ơi biết lỗ mà vẫn đầu tư chỉ vì một lý do duy nhất là tham nhũng thông qua đầu tư. 3X, vũ huy hoàng là bặc thầy của tró này

    Trả lờiXóa
  4. Nếu thấy có trách nhiệm với đất nước, người có quyền lực cao nhất hãy làm mạnh và triệt để. Tôi tin là tiền thất thoát của nhà nước không dừng lại con số 12 dự án đâu, mà còn rất nhiều dự án nữa. Những còm trên nói rất chính xác...

    Trả lờiXóa
  5. Tóm lại, thất bại của 12 dự án ngàn tỉ là: tiền vốn đầu tư - mồ hôi nước mắt của dân- đã bị bốc hơi quá nhanh, quá nhiều. thực chất của nó là VẼ RA DỰ ÁN ĐỂU, bỏ một ít tiền vào cho có rồi rút tiền ra chia nhau bỏ túi, để xóa dấu vết thì hạch toán thua lỗ, kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc, phê bình nghiêm khắc trước nhân dân là xong, người thì hạ cánh an toàn, người thì được RỬA SẠCH qua một vài chức vụ trung gian rồi tiêps tục thăng chức

    Trả lờiXóa
  6. Tại sao lịch sử thời phong kiến và cộng sản lại lên án nhà Mạc? Nhà Hồ? Hãy mở mắt ra hỡi các trí thức! hãy có nhiều Hồ Quý Ly, Hãy có nhiều Mạc Đăng Dung! nếu không đất nước này sẽ bị diệt vong.

    Trả lờiXóa
  7. Cứ lạm phát "phi Mã" đồng tiền mất giá 20% - 30% /năm như những năm vừa qua, thì Tề Thiên Đại Thánh cũng thua lỗ, giải thể công ty doanh nghiệp do công trình đội vốn.
    Không những doanh nghiệp nhà nước sập mà cả doanh nghiệp tư nhân cũng chết la liệt và nhiều Liên Danh nước ngoài cũng thua lỗ "tháo chạy" hàng loạt...

    Trả lờiXóa