Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Chẳng còn ai xóa được một bài báo

Dường như những ban bệ chuyên làm việc kiểm soát báo chí ở Việt Nam cứ tưởng cán cân trò chơi thông tin vẫn trong tay họ, như vài thập niên trước đây.
Mạng xã hội đã chứng minh điều ngược lại.
Tưởng rút bài trên báo thì có thể khiến dư luận không đọc được, tưởng vẫn có thể độc quyền nói năng? Trường hợp bài viết mới đây của tôi cho thấy họ nên phát triển chi bộ của Ban Tuyên giáo ở Facebook thì mới mong kiểm soát được sự lưu chuyển thông tin trong xã hội ngày nay.
Một ngày sau khi bài viết “Đừng ru ngủ đám đông bằng tự hào dân tộc viển vông của tôi bị rút xuống khỏi báo Một Thế Giới, trên đường đi từ Đà Nẵng ra Huế, tôi và người anh còn cười cợt khi nhìn thấy một chiếc xe với dòng chữ  “Xe chiếu phim lưu động” chạy trên đường.
Cứ tưởng cái thời của điện thoại thông minh đem lại mọi thứ trong lòng bàn tay, chỉ đi cách đô thị lớn như Đà Nẵng vài mươi km đã thấy một thứ phương tiện thông tin của những thế kỷ trước. Chiếc xe cũ kỹ và phương tiện truyền tải thông tin lạc hậu này chứng tỏ nó vẫn còn giá trị sử dụng đâu đó tại Việt Nam, hoặc nó tồn tại như minh chứng cho sự tụt hậu của những cơ quan tuyên truyền.
Cho đến khi bài viết của tôi bị rút xuống khỏi tờ báo Một Thế Giới, tôi không ngờ mình lại có thể bước vào “tổ vạn like” trên facebook sau khi quyết định đưa lại bài viết này lên facebook cá nhân.
Hơn 11 ngàn lượt người vào ấn nút like và 4.400 lượt chia sẻ chỉ sau 1 ngày cho thấy giờ đây báo chí không phải là kênh đọc thông tin duy nhất của đám đông và đám đông cũng chứng tỏ họ thật sự muốn đọc điều gì.
Đó là chưa kể hơn 300 ngàn lượt người đọc bài viết này trên báo Một Thế Giới trong vài tiếng đồng hồ tồn tại ngắn ngủi của nó, như lời một thành viên trong ban Biên tập báo này cho hay.
Trong một diễn biến khá lạ lùng sau đó là dù bài viết đã bị rút xuống nhưng nó vẫn được “ưu ái” lên sóng VTV khi đem ra so sánh với bài viết của tác giả Hoàng Minh Trí trên Góc nhìn của báo mạng VnExpress.
VTV có quyền đưa ra nhận định của họ về mọi vấn đề nhưng điều tiên quyết vẫn phải là chính xác. Có vẻ như chương trình Tài chính Kinh doanh sáng 1/8 của VTV được dựng trước khi bài viết nói trên bị rút vào khuya 29/7. Họ vẫn cho đó là bài viết của báo Một Thế Giới dù báo này đã rút bài. Đồng thời, anh dẫn chương trình đẹp trai của VTV đã cố tình diễn giải sai chi tiết “tự hào dân tộc” trong tiêu đề của bài viết này.
VTV cũng không nhắc đến nghi vấn của những người sử dụng facebook về việc tác giả bài viết trên có thật sự có mặt tại các sân bay như anh đã nói trong bài không.
Nhiều người sử dụng facebook cho rằng lối hành xử này là “thiếu công bằng” đối với bài viết của tôi, khi đó cũng là một chiều ý kiến song song với bài viết trên VnExpress.
Điều này không có gì quá lạ, vụ tấn công và cướp quyền thông tin tại các sân bay hiện đại nhất Việt Nam là Nội Bài và Tân Sơn Nhất chắc chắn không làm cho chính quyền dễ chịu. Đừng quên điều này đã từng xảy ra khi những thông tin bôi nhọ các lãnh đạo cao cấp Việt Nam đã từng được đưa lên bảng thông tin ở sân bay Tân Sơn Nhất vào trước kỳ đại hội của Đảng Cộng sản vừa qua.
Cũng nhắc lại đài không lưu ở Tân Sơn Nhất đã bị cướp sóng gần 20 phút vào khoảng thời gian này một năm trước. Vì vậy, những yêu cầu đòi hỏi trách nhiệm chứ không phải “ru người vào quên lãng” chắc chắn nằm ngoài sự yêu thích của các ban bệ làm nhiệm vụ kiểm soát thông tin.
Có vẻ như người phụ trách chuyên mục Góc nhìn của báo VnExpress, nơi đã đăng bài viết nói về sự đoàn kết sau sự cố thông tin, có quan điểm thích những bài xoa dịu dư luận khi tiếp tục đăng tảibài viết của cựu tổng Giám đốc FPT – ông Nguyễn Thành Nam.
Điều khó tin đó là ông Nam, một doanh nhân đi lên từ tin học, lại xem rất nhẹ việc thông tin hành khách của Vietnam Airlines bị đánh cắp khi ông gọi đó là “một cuốn album”. Cách xử lý khi bị tin tặc đột nhập hệ thống thông tin của ông Nam cũng rất lạ, ông đề nghị phải “rút điện” thật nhanh các bảng thông tin (!)
Báo chí và nhà báo Việt Nam đồng ý rằng còn phải mang trên mình gánh nặng “tuyên truyền, phổ biến và bảo vệ đường lối chủ trương của đảng” như Luật Báo chí quy định nhưng cũng đừng quên bộ luật này yêu cầu các nhà báo phải “thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân”.
Do đó, chắc chắn không có chủ trương nào có thể đi ngược lại những lợi ích của người dân và đất nước. Nếu người viết có cố tình bẻ cong ngòi bút của mình chăng nữa thì cũng phải biết rằng người đọc giờ đây có đủ phương tiện để tiếp cận với nhiều chiều của sự thật.
Không có ban bệ hay tiền của doanh nghiệp nào đủ sức vùi dập, mua chuộc được sự thật.
Trung Bảo/BBC/BS
------------

11 nhận xét:

  1. Nhiệt liệt ủng hộ đề xuất của tác giả : "đãng ta" nên thành lập một chi bộ hoạt động trong facebook để...định hướng thông tin nhằm "ổn định chính trị".

    Trả lờiXóa
  2. Bộ trường 4T nói trong họp báo về các vụ bị phá sóng, chèn sóng: "chúng ta phải đầu tư con người và phương tiện". Con người rõ ràng ta có, còn phương tiện chủ yếu của Tàu, vậy là đem ong về nuôi trong tay áo rồi BT ơi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con người cũng được đào tạo ở Tàu luôn gòi .

      Xóa
  3. Dân lương thiệnlúc 06:22 3 tháng 8, 2016

    Năm 1994, tại Đại sứ quán Anh quốc- UK ở Hà Nội, có một anh nhân viên tên là Giles Lever trẻ trung, thích học tiếng Việt để hiểu biết đôi chút về người VN và đất nước VN.
    Năm 2014, anh nhân viên năm xưa trở thành Ngài đại sứ, nhưng trong buổi tiếp xúc đầu tiên với nhóm người Việt đến thăm, ngài Đại sứ Giles Lever không dấu nổi sự kinh ngạc là VN đã có trên 30 triệu người tham gia Mạng truyền thông xã hội. cho dù ai ngăn cấm, ai bắt bớ tù đày cũng vô ích
    Hôm nay người "bán báo in" vẫn đi khắp góc phố, rao bán những bài viết theo đơn đặt hàng từ nửa thế kỷ trước và vẫn có người mua?
    Mua làm gì thì không ai biết
    Thông tin là thế.
    Người ta có thể làm rất nhiều việc.
    Nhưng có một việc mà không ai làm nổi là bưng bít thông tin

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các quầy bán báo vẫn còn...
      Nhưng rất ít so với trước...
      Nhưng rất ít ngời mua so với trước...
      :-(

      Xóa
  4. Nhờ Internet mà biết Võ Thị Síx là 1 cô bé bị tâm thần, bị Vẹm lợi dụng thành nữ khủng bố!
    Và, Nguyễn Văn Trỗi đúng là có hô "HCM muôn năm!", nhưng ở Tòa án thôi. Và sau đó ông ta rên rỉ chửi các "đồng chí" của mình "Mẹ mấy thằng chó lừa tao!". Còn khi ra pháp trường, ông ta chỉ lấm bầm cái gì đó, và không có cảnh giật băng bịt mắt như tuyên truyền láo khoét của Tố Hữu, bị trói tay vào cột mà. Có video rõ ràng.

    Trả lờiXóa
  5. Người ta thường nói"Có tiền mua tiên cũng được".Đảng ta có bộ lắm tiền (Bộ TT và TT - 4T)của lão hám danh họ Trương chắc gì đã làm được điều ấy ./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là "lão hám danh họ Trương" và rất "hám ghế ngồi". Chèn ép đồng loại (báo chí, đồng đội) "Cố Ngoi" ghé đít ngồi ghế Bộ chướng tai gai mắt. Thật khiếp và đáng khinh!

      Xóa
  6. Ngày nay, gỡ bỏ bài báo cũng là cách đánh bóng cho nó (để được nhiều người tìm đọc hơn), thật là nguy hiểm !

    Trả lờiXóa
  7. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra lệnh cấm cả " khiếu nại tập thể " nữa là, nói chi đến biểu tình.
    Biểu tình chỉ là một sự tập hơp đông người để bày tỏ thái độ, chính kiến. Đảng đã từng huy đông công chúng biểu tình bố sua đó thôi, có cần chi luật này. Nhưng bây giờ không giám. Bởi dân chúng đâu còn hồ hởi háo hức theo đảng nói một đằng làm một nẻo. Nhưng lại tự chủ động biểu tình chống mật ngọt 16 chữ vàng, 4 tốt của thằng Tàu toan tính trò sói gửi chân, nghĩa là vạch trần dã tâm đảng bán rẻ tổ quốc cho Tàu. Hoảng sợ, đảng ta chỉ còn nước hoãn luật biểu tình để cấm, để đàn áp biểu tình thế thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Internet là kẻ thù không đội giời chung với cộng sản

    Trả lờiXóa